Thứ Hai, 8 tháng 10, 2012

Học sinh- đội viên THCS Lý Tự Trọng thuyết trình về biển đảo

           Đầu năm học 2012-2013, liên đội Lý Tự Trong háo hức chuẩn bị cho hội thi " Thuyết trình về biển đảo" với nhiều nội dung phong phú được các lớp bốc chọn. Đến với cuộc thi, chi đội Bế Văn Đàn đã tham gia với đề tài: " Nói về việc xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa của Trung Quốc".
                                                 NỘI DUNG BÀI THUYẾT TRÌNH

Kính thưa BGK, thưa hội thi. Mỗi người dân Việt Nam ta ai ai cũng biết, quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là thuộc chủ quyền của ta, là máu thịt của đồng bào, của nhân dân đất Việt. Biết bao nhiêu sương máu của các chiến sĩ hải quân, ngày đêm canh từng ngọn sóng, giữ từng tất đất.  Thế nhưng Trung Quốc vẫn ngang ngược muốn độc chiếm nốt bằng những thủ đoạn ghê gớm không thể ngờ tới. Chúng đã làm lơ tất cả công lý, ngang nhiên, tàn bạo chiếm đoạt quần đảo Hoàng Sa bằng âm mưu đường lưỡi bò phi lí.
Quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam, những tài liệu lịch sử có sức thuyết phục. Những bằng chứng khẳng định Hoàng Sa là của Việt Nam phải kể đến là tờ Châu bản có chữ ký của vua Bảo Đại (1926-1945), một phần trong đó mang nội dung liên quan đến chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa vừa được nhà nghiên cứu Phan Thuận An tìm thấy, bàn giao cho Bộ Ngoại giao hôm 26/6.
Kính thưa BGK, đây là tờ Châu Bản có chữ ký của vua Bảo Đại được tìm thấy tại Phủ Ngọc Sơn công chúa , có nội dung: Vào ngày 10/2/1939, Tòa khâm sứ Trung kỳ có đề nghị Nam triều nên thưởng huy chương Long tinh hạng 5 cho đơn vị lính khố xanh ở Trung kỳ, vì họ đã có công trong việc dẹp loạn “man di” ở miền núi và có công trong “việc lập đồn phòng thủ ở đảo Hoàng Sa”.
Tờ châu bản có chữ ký vua Bảo Đại


Đến ngày 15/2/1939, Tổng lý ngự tiền văn phòng Phạm Quỳnh dâng lên hoàng đế Bảo Đại để nhà vua duyệt và nhà vua đã phê vào văn bản là “chuẩn y”. Một lần nữa văn bản này khẳng định, dưới triều Nguyễn, quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt NamThêm vào đó là sắc chỉ của triều đình Nguyễn liên quan đến việc canh giữ quần đảo Hoàng Sa được gia tộc họ Đặng ở huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi, gìn giữ suốt 174 năm.
Ngoài ra, trên đảo còn có một tấm bia chủ quyền Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa được dựng vào những năm 1930.
Sau thất bại năm 1959, Trung Quốc tạm ngừng việc xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa. Tuy nhiên Trung Quốc vẫn chờ đợi cơ hội để thâu tóm Hoàng Sa và phát triển bành trướng hơn nữa về phía Nam tới quần đảo Trường Sa. 
Theo như thông tin vào tháng 8/1965, Mao Trạch Đông( chủ tịch nước Trung Quốc Cộng hòa) còn khẳng định trong cuộc họp của Bộ Chính trị BCH TƯ ĐCS Trung Quốc: "Chúng ta phải giành cho được Đông Nam Á, bao gồm cả miền Nam Việt Nam, Thái Lan, Miến Điện, Malaysia và Singapore... Một vùng như Đông Nam Á rất giàu, ở đấy có nhiều khoáng sản... xứng đáng với sự tốn kém cần thiết để chiếm lấy... Sau khi giành được Đông Nam Á, chúng ta có thể tăng cường được sức mạnh cua chúng ta ở vùng này, lúc đó chúng ta sẽ có sức mạnh đương đầu với khối Liên Xô - Đông Âu, gió đông sẽ thổi bạt gió tây".
Đến năm 1974, Trung Quốc là nước có tranh chấp với Việt Nam và đã chiếm đóng trái phép quần đảo này.
Tình hình tại biển Đông đột ngột trở nên căng thẳng vào ngày 11-1-1974 khi Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa- đang được chính quyền Sài Gòn quản lý, là một phần lãnh thổ của họ. Ngay sau tuyên bố nói trên, hải quân Trung Quốc đã mở màn chiến dịch xâm chiếm Hoàng Sa bằng cách tung nhiều chiến hạm và tàu đánh cá vũ trang xâm nhập hải phận Hoàng Sa.
Cả ngày 17 và 18-1-1974, biển Đông dậy sóng. Phía Trung Quốc tăng cường lực lượng và cố tình khiêu khích, các chiến hạm của họ tiến sâu vào lãnh hải phía tây quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Đến nửa đêm 18-1, bầu trời Hoàng Sa tối đen như mực, một đêm cực kỳ căng thẳng.
Quay về với tình hình hiện nay, có thể nói là cả thế giới đang xôn xao về việc Trung Quốc ngang nhiên thành lập cái gọi là "trung tâm hành chính Tam Sa" với phạm vi quản lý bao trùm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
Việc thành lập một thành phố mới trên đảo san hô dài 2km ở Biển Đông (có dân số khoảng 150 ngư dân), với đầy đủ bộ máy chính quyền và quân đội sẽ làm cho vấn đề vượt ra khỏi một cuộc tranh cãi ngoại giao với các nước cùng tuyên bố chủ quyền khác, trong trường hợp này là Philíppin và Việt Nam. Trung Quốc dường như cũng coi thành phố Tam Sa mới này như một trung tâm hành chính và để kiểm soát một khu vực rộng lớn hơn nữa trên Biển Đông.
Hành động của Trung Quốc diễn ra khi Việt Nam thông qua Luật Biển khẳng định tuyên bố của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Mặc dù không trùng khớp, nhưng hành động của Bắc Kinh cũng diễn ra sau việc các nhà lãnh đạo ASEAN không ra được thông cáo chung liên quan tới các hòn đảo và bãi ngầm đang tranh chấp ở Hoàng Sa và Trường Sa, nơi có nhiều bãi đá cũng như nguồn dầu khí và trầm tích phong phú.
Nhiều người con của Việt Nam đã hy sinh anh dũng để giành lại lãnh thổ nước nhà. Những chiến sỹ bị thương nguyện chiến đấu đến cùng để bảo vệ Hoàng Sa.
Với lòng nhiệt huyết đang dâng trào trong trái tim của mỗi người Việt Nam, em xin nói lên câu khẩu hiệu để thay cho tấm lòng của người dân nước Nam.
‘ Hoàng Sa- máu thịt của ta!
Hãy giành lấy, giành lấy, giành lấy!’
Những người con anh dũng hy sinh cho dân tộc Việt Nam sẽ mãi mãi được ghi công, các anh đã ngã xuống để bảo vệ chủ quyền của đất nước, nguyện quyết tử đến cùng để giành lại một phần máu xương của Tổ quốc, các anh hy sinh vì quyền lợi của cả dân tộc Việt Nam.
Hôm nay, khi đứng trước toàn trường, giới thiệu về bài thuyết minh với đề tài “ Sự xâm chiếm Hoàng Sa của Trung Quốc” , em mang trong mình một trái tim với lòng tự hào về bề dày lịch sử của VN, để nói lên tấm lòng thiết tha đó. Và để kết thúc bài thuyết trình Em xin được trình bày bài thơ do chi đội Bế Văn Đàn chúng em sáng tác:
HOÀNG SA ƠI!
Hoàng Sa ơi! Sao bạt ngàn sóng gió
Suốt bao đời đã in dấu nơi đây
Vua Hùng ta đã dốc công dựng xây
Nhưng cớ sao Trung Quốc lại xâm phạm
Khiến bao nhiêu anh hùng đã ngã xuống
Giọt máu tươi hòa quyện vào lòng biển
Hoàng Sa ơi! Máu thịt của tổ quốc
Bọn xâm lăng vô cớ lại chiếm đoạt
Chúng ngang nhiên lộng hành trên lãnh thổ
Dân tộc ta quyết không để chúng yên
Nguyện giành lại non sông đất Việt

Hình ảnh dự thi:


                 *** Trường THCS Lý Tự Trọng nô nức đón năm học mới                           

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét